Giá ô tô điện trên thế giới vẫn cao hơn xe xăng, dầu
Mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện những đoạn clip một số người đi ô tô, xe máy không dám vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu gây tranh cãi. Có người sợ vượt đèn nhường đường sẽ CSGT phạt nguội. Có người lại sợ "phiền" vì phải chứng minh lỡ có bị thổi phạt. Trước tranh cãi này, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho hay, xe ưu tiên là các loại xe được hưởng các quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhường đường, không được cản trở xe được quyền ưu tiên.Như vậy, người dân khi tham gia giao thông phải nhường đường cho xe ưu tiên, gồm các loại xe sau theo Điều 27 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024:Các loại xe ưu tiên được nêu trên (trừ đoàn xe tang) không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được. Riêng đối với đường cao tốc, xe ưu tiên chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.Theo CSGT, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải phát tín hiệu gồm: đèn phát tín hiệu ưu tiên, còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên cụ thể của từng loại xe. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.CSGT TP.HCM thông tin, theo Nghị định 168/2024, không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đối với ô tô và từ 4 - 6 triệu đối với xe máy; đồng thời, người vi phạm bị trừ 4 điểm GPLX."Các xe ưu tiên là những xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người cũng như tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Do đó, chấp hành các quy định về xe ưu tiên, nhất là việc nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ không chỉ là là nét đẹp văn hóa giao thông mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân", đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.Bộ Công an bác tin 'người đứng đầu doanh nghiệp lớn bị áp dụng biện pháp ngăn chặn'
Nhóm sinh viên của Trường ĐH Văn Hiến gửi phản ánh tới Báo Thanh Niên: “Trường ĐH Văn Hiến đang gây bức xúc lớn khi tự ý thay đổi hình thức học từ học trực tiếp sang học online (trực tuyến-NV) mà không lấy ý kiến từ phía sinh viên. Khi chuyển đổi sang hình thức học online, mức học phí vẫn giữ nguyên như các lớp học trực tiếp. Điều này hoàn toàn không hợp lý”.Một sinh viên cho hay học phí phải đóng cho mỗi tín chỉ học trực tiếp là 1.030.000 đồng. “Em đăng ký học 3 tín chỉ ở cơ sở 615 Âu Cơ. Số lượng buổi học trực tiếp của 3 tín chỉ là 9 buổi còn học trực tuyến là 11 buổi. Như vậy, tính ra mỗi buổi học trực tiếp có học phí cao hơn (khoảng 343.000 đồng) là mỗi buổi học trực tuyến (khoảng 280.000 đồng)", sinh viên này chia sẻ.Từ sự việc trên, nhóm sinh viên đề nghị: “Trường ĐH Văn Hiến cần minh bạch lý do và quy trình chuyển đổi từ lớp học offline sang online. Đồng thời học online sinh viên không được hưởng cơ sở vật chất, thiết bị… thì phải giảm học phí đối với các tín chỉ học online”.Trao đối với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Phương Thảo, thành viên Hội đồng trường Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: “Năm nay nhà trường có kế hoạch sửa chữa cơ sở 615 Âu Cơ, Q.Tân Phú, TP.HCM. Theo tiến độ mà nhà thầu thông báo thì việc sửa chữa này sẽ hoàn thành vào giữa tháng 12. Vì vậy trước đó, trường đã cho sinh viên đăng ký học phần học trực tiếp tại cơ sở này. Tuy nhiên, vì yếu tố khách quan là nhà thầu không xong kịp tiến độ, phải trước Tết Nguyên đán mới hoàn thiện nên trường phải tạm thời chuyển các em sang học trực tuyến”.Theo bà Thảo, trước khi chuyển qua học trực tuyến, vào chiều 27.12, trường đã thông báo và giải thích cho sinh viên của 4 lớp (khoảng 400 sinh viên) đã đăng ký học tại cơ sở 615 Âu Cơ biết qua tin nhắn trên hệ thống. "Việc chuyển đổi này là bất khả kháng và trường cũng đang tăng tốc để xong trước Tết Nguyên đán. Các em sẽ học trực tuyến 3 tuần trước tết. Trên thực tế, cơ sở tại khu đô thị Nam thành phố của trường vẫn còn phòng trống nhưng vì nhiều em đã có lịch học trực tiếp tại một cơ sở khác gần 615 Âu Cơ trong buổi sáng hoặc chiều nên rất khó sắp xếp. Do 2 nơi cách xa nhau nên nếu sáng học một nơi, chiều học một nơi sẽ khiến các em di chuyển bất tiện. Sau tết, việc sửa chữa và sắp xếp hoàn thiện, các em sẽ học trực tiếp tại cơ sở này như đã đăng ký”, bà Thảo khẳng định.Về việc sinh viên yêu cầu trường phải giảm học phí các tín chỉ có buổi học trực tuyến, bà Thảo cho biết trường cần phải kiểm tra cụ thể từng sinh viên, vì học phí trường cam kết không tăng cho sinh viên và mỗi năm từng ngành có mức học phí khác nên học phí của mỗi sinh viên là khác nhau.Bà Thảo cho biết thêm: "Do vẫn trả lương cho giảng viên nên không thể giảm học phí mà trường hỗ trợ 2 phương án: Sinh viên có thể chuyển địa điểm học hoặc hoặc hủy học phần và được hoàn học phí buổi trực tuyến đã học"."Nếu em nào muốn chuyển sang lớp khác hoặc muốn hủy học phần này thì trường cũng hoàn toàn hỗ trợ và cam kết sẽ không thu học phí buổi học trực tuyến đã diễn ra của học phần được hủy, số tiền này sẽ được hoàn vào tài khoản của sinh viên. Đến thời điểm này các em mới học trực tuyến được khoảng một tuần. Sinh viên liên hệ Trung tâm Chăm sóc người học để trường hỗ trợ tốt nhất cho các bạn", bà Thảo cho hay.
Hà Nội trở lạnh, các nam thanh niên diện suit xuống phố khoe phong cách thời trang
Đó là bàn thắng rất đẹp, gọn gàng nhưng hiểm hóc đến từ pha dàn xếp tấn công quen thuộc, khi Quế Ngọc Hải cứa bóng vừa tầm để Tiến Linh chạy cắt mặt và lắc đầu lạnh lùng vào góc xa. Chỉ một nhịp phối hợp, hàng thủ số đông của CLB Quảng Nam đã bị đánh bại, cho thấy sự ăn ý đặc biệt của bộ đôi CLB Bình Dương. Bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 ở phút 75 của Tiến Linh giúp CLB Bình Dương dễ thở hơn rất nhiều sau hiệp 1 bế tắc trước quyết tâm của CLB Quảng Nam. Trước đó, cũng chính Quế Ngọc Hải đã kiến tạo để Janclesio mạnh mẽ đánh đầu mở tỷ số ở phút 67. Cũng phải nói lời tiếc nuối cho CLB Quảng Nam vì nếu quả phạt đền của Samson thành công thì có lẽ kịch bản trận đấu đã khác, khiến bàn gỡ phút 90+8 của Atshimene không đủ giúp đội nhà giữ lại 1 điểm khi thua chung cuộc 1-2.100 bàn thắng của Tiến Linh trong sự nghiệp chuyên nghiệp bao gồm 25 bàn cho đội tuyển VN và 75 bàn cho CLB Bình Dương (67 bàn V-League, 7 bàn Cúp quốc gia và 1 bàn AFC Cup). Ở tuổi 27, thủ quân CLB Bình Dương đang là thủ lĩnh đáng tin cậy ở cả trong lẫn ngoài sân cỏ cho các đồng đội. Pha lập công trên sân Tam Kỳ cũng giúp Tiến Linh tạm vượt lên dẫn đầu danh sách dội bom V-League 2024 - 2025 với 8 bàn thắng, xếp trên Xuân Son, Lucas và Leo Artur.Cũng trong chiều 9.2, lão tướng Nguyễn Văn Quyết có cú đúp đẹp mắt (phút 25, 65) giúp CLB Hà Nội đánh bại SLNA 2-0. CLB Hà Nội đã có chiến thắng xứng đáng trong ngày các nội binh và dàn ngoại binh Luka, Joao Pedro chơi đều chân. Chính Joao Pedro khi vào sân thay người đã ghi bàn ấn định chiến thắng 3-0 ở phút 86, giúp CLB Hà Nội tạm xếp hạng 4 với 20 điểm.Trong khi đó, SLNA (9 điểm) đã trở lại vị trí áp chót, nhưng thực tế họ chơi tốt hơn nhiều so với phản ánh của tỷ số chung cuộc. Các học trò HLV Phan Như Thuật đang cho thấy sự lên chân, kết hợp ngày càng nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm của Khắc Ngọc, Văn Khánh, Đình Hoàng, Olaha với dàn cầu thủ trẻ Mạnh Quỳnh, Xuân Tiến, Văn Việt, Long Vũ… Cuộc chiến trụ hạng còn lắm gian truân, nhưng SLNA đang có những chỗ dựa từ chính mình để bước tiếp.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan diễn ra tối 2.1.2025. Đây là trận đấu thứ 4 tại giải thầy trò HLV Kim Sang-sik thi đấu trên sân Việt Trì (Phú Thọ), sau 2 trận vòng bảng và 1 trận ở bán kết. Đáng chú ý, ở cả 3 trận đấu trước đó, “Những chiến binh sao vàng” đều giành thắng lợi khi được thi đấu dưới sự cổ vũ của CĐV nhà.Đến 20 giờ, màn chạm trán giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan mới bắt đầu. Tuy nhiên, ngay từ đầu giờ chiều, CĐV Việt Nam đã tạo nên những gam màu rực rỡ ở khắp các đường phố xung quanh sân Việt Trì. Sắc đỏ vàng - những màu sắc chủ đạo trên lá cờ của Việt Nam được CĐV sử dụng nhiều nhất. Từng đoàn người nối đuôi nhau để ca hát, thổi kèn, cùng tạo nên không khí lễ hội hoành tráng. Dự kiến, nhiều khả năng sân Việt Trì cũng sẽ đón lượng khán giả tối đa (gần 20.000 người), xem trực tiếp trận chung kết tối nay.Kể từ sau chức vô địch AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam vẫn chưa lần nào lên ngôi ở giải đấu số 1 Đông Nam Á cấp độ đội tuyển quốc gia. Chính vì thế, CĐV Việt Nam đang tiếp thêm sức mạnh cho đội tuyển Việt Nam, mong chờ thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ có kết quả thuận lợi ở trận lượt đi, qua đó tạo đà tâm lý để tiếp tục có kết quả tốt ở trận lượt về để lên ngôi vô địch.Theo thông báo của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 30.12, vé xem trực tiếp trận chung kết đã được bán. Không như vòng bảng và bán kết, vé xem trận chung kết chỉ được bán duy nhất qua hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, chỉ sau ít phút mở bán, cổng bán vé đã gặp sự cố quá tải. Đến khoảng 11 giờ 30 cùng ngày, kênh phân phối vé qua ứng dụng mới mở lại và toàn bộ vé hết sạch sau 30 phút. Với những chi tiết đó có thể khẳng định, tình yêu dành cho đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024 đang là rất lớn.Trước khi màn so tài giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan diễn ra, kênh CNN Indonesia đánh giá: “Cuộc tái đấu này không chỉ là trận chiến giữa 2 đội tuyển mạnh nhất khu vực, mà còn là màn so tài giữa 2 phong cách bóng đá khác nhau. Đội tuyển Việt Nam với sự kỷ luật và chặt chẽ đối đầu với sự linh hoạt, sáng tạo của Thái Lan. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh phong độ, chất lượng đội hình, đội tuyển Việt Nam đang được đánh giá nhỉnh hơn so với Thái Lan. Ngoài ra, ở trận chung kết lượt đi, Việt Nam còn được tiếp thêm sức mạnh từ CĐV nhà. Nếu đội tuyển Việt Nam thắng trận lượt đi trên sân Việt Trì, đây sẽ chìa khóa để họ mở ra cánh cổng đến với chức vô địch”.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Thêm tính năng, Ford Everest Platinum về Việt Nam có giá 1,545 tỉ đồng?
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.